Site icon Tài liệu miễn phí cho Giáo viên, học sinh.

Giáo án vật lí lớp 7 cả năm

GIÁO ÁN VẬT LÍ LỚP 7 CẢ NĂM

Giaoan.link chia sẻ cùng các bạn tập giáo án vật lí lớp 7 cả năm. Mời các bạn tham khảo trong công tác biên soạn giáo án. Giáo án sử dụng font .Vntimes, bạn sử dụng bảng mã  TCVN3 (ABC) để chỉnh sửa nhé.

Bìa giáo án đẹp

Bài giảng powerpoint

Xem giáo án online
Tải giáo án
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
Tiết 1: Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I.Mục tiêu
– Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng:ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta
– Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng.nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng
– Làm và quan sát TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng
– Giáo dục ý thức ham học hỏi , tìm hiểu
II.Chuẩn bị
Mỗi nhóm:1 hộp kín trong có dán một mảnh giấy,có bóng đèn và pin
III.Tổ chức hoạt động dạy học
1Tổ chức lớp
2.Kiểm tra
3.Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
? Một người mắt không bị tật,bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không?Khi nào mới nhìn thấy một vật?
– Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp đầu chương(TN) và cho biết trên miếng bìa viết chữ gì?Ảnh quan sát được có t/c gì?
GV:hiện tượng trên liên quan đến as và ảnh của các vật qs được trong gương
HĐ2: Tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi:khi nào ta nhận biết đươc ánh sáng?
– GV đưa đèn pin ra,bật đèn và chiếu về phía HS.Sau đó để đèn pin ngang trước mắt 1hs và nêu câu hỏi:em có nhìn thấy as trực tiếp từ đèn phát ra không?Vì sao?
– GV đề suất vấn đề nghiên cứu:Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?HĐ3: Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng
– Yêu cầu HS đọc mục quan sát và TN
– Gợi ý cho HS tìm những điểm giống và khác nhau để tìm ra nguyên nhân làm cho mă nhận biết được ánh sángHĐ4: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật
– GV:Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.Ta nhận biết bằng mắt các vật quanh ta.Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật?
– Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:đọc mục II,nhận dụng cụ,làm thí nghiệm và thảo luận trả lời C2.Yêu cầu HS nêu được nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trong hộp kín(Gợi ý:ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy ánh sáng không?)
– Tổ chức cho HS thảo luận chung để rút ra kết luận
HĐ5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
– GV làm TN 1.3(SGK/5):có nhìn thấy bóng đèn sáng?
– Yêu cầu HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa day tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng(C3)
– GV thông báo khái niệm nguồn sáng và vật sáng.
– Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận

HĐ6: Vận dụng
-Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đx học trả lời C4,C5.
-HS trả lời câu hỏi GV đưa ra

-HS quan sát ảnh ở đầu chương(quan sát thực trên gương) trả lời câu hỏi của GV.
Đọc 6 câu hỏi ở đàu chương để nắm nội dung cần nghiên cứu

-HS quan sát ánh sáng phát ra từ đèn và trả lời câu hỏi của GV:không nhìn thấy vệt sáng

-Ghi đầu bài

I. Nhận biết ánh sáng

HS làm việc cá nhân đọc mục QS và TN
-Thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho C1:
trường hợp 2 và 3:có as và mở mắt
-Thảo luận chung để rút ra kết luận:Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II. Nhìn thấy một vật

-HS đọc mục II,nhận dụng cụ,làm TN và thảo luận thêo nhóm trả lời C2:Ánh sáng từ đèn chiếu đến mảnh giấy;ánh sáng từ mảnh giấy truyền đến mắt.
Thảo luận chung để rút ra kết luận:Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

III. Nguồn sáng và vật sáng

-HS quan sát ánh sáng phát ra từ TN 1.3

-Thảo luận để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng để trả lời C3

-HS tự hoàn chỉnh kết luận:
Dây tóc bóng tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi là vật sáng
IV. Vận dụng
-HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
C4:Thanh đúng.Vì ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không chiếu trực tiếp vào mắt
C5:Khói gồm các hạt li ti,các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng.Các hạt khói xếp gần như liền nhau tạo thành vệt sáng
4.Củng cố
– Yêu cầu HS rút ra kiến thức cần ghi nhớ
– Xây dựng sơ đồ tư duy cho bài học
– Tham khảo mục “Có thể em chưa biết” 5.Hướng dẫn về nhà:
– Trả lời lại các câu hỏi C1-C5.Học thuộc phần ghi nhớ
– Làm bài tập 1.1-1.5 (SBT)

Exit mobile version