Giaoan.link chia sẻ giáo án toán hình học lớp 8 trọn bộ. Mời các bạn tham khảo.
Xem giáo án online |
---|
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
Tiết 1 §1. TỨ GIÁC
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác và các tính chất của tứ giác. Tổng bốn góc của tứ giác là 3600.
2. Kỹ năng:
Tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh và 1 đường chéo.
3. Thái độ:
Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề
-Năng lực chuyên biệt: tính toán, Tự đưa ra đánh giá của bản thân, tái hiện kiến thức.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp, thuyết trình.
Hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập, tích cực hóa hoạt động của HS.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Com pa, thước, 2 tranh vẽ hình 1 (sgk) Hình 5 (sgk) trên bảng phụ.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Thước, compa, bảng nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong các hoạt động.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ở lớp 7 chúng ta đã được học các kiến thức về tam giác. Ở chương I của lớp 8, chúng ta sẽ tìm hiểu về tứ giác.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC PT NĂNG LỰC
Hoạt động 1: Định nghĩa.
GV: Treo tranh hình 1 SGK (bảng phụ). Giới thiệu cho HS biết hình nào là tứ giác. Hướng dẫn HS cách nhận biết 1 tứ giác là hình có 4 đoạn thẳng, trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
HS: Quan sát hình và nhận biết.
GV: Trong các hình trên mỗi hình gồm có 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD và DA.
Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng?
GV: Ta có H1 là tứ giác, hình 2 không phải là tứ giác. Vậy tứ giác là hình như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại & ghi định nghĩa.
HS: Đọc và ghi định nghĩa.
GV: Lưu ý: Cách đọc tên tứ giác phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng như: ABCD, BCDA, ADBC …
Trong các tứ giác ở hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác?
HS:Trả lời.
GV: Giới thiệu về tứ giác lồi và chú ý trong SGK.
HS: Đọc định nghĩa tứ giác lồi.
GV: Cho HS quan sát hình 3 và trả lời ?2.
HS: Quan sát, trả lời.
GV: Chốt lại.
Hoạt động 2: Tổng các góc của một tứ giác.
GV: Không cần tính số đo mỗi góc hãy tính tổng 4 góc:
(độ)
GV: ( gợi ý hỏi)
+ Tổng 3 góc của 1 là bao nhiêu độ?
+ Muốn tính tổng (độ) (mà không cần đo từng góc ) ta làm ntn?
HS: Trả lời.
GV: chốt lại cách làm:
Chia tứ giác thành 2 có cạnh là đường chéo.
Tổng 4 góc tứ giác = tổng các góc của 2 ABC & ADC Tổng các góc của tứ giác bằng 3600
HS: lên bảng trình bày cách làm
GV: Qua bài toán GV yêu cầu HS rút ra định lí.
HS: Đọc định lí. 1. Định nghĩa.
– Hình 2 có 2 đoạn thẳng BC & CD cùng nằm trên 1 đường thẳng.
Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Lưu ý:
Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh.
Định nghĩa tứ giác lồi:
(SGK – 65)
Chú ý: Khi nói đến 1 tứ giác mà không giải thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi.
?2
a. Hai đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và A.
Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D.
b. Đường chéo: AC, BD.
c. Hai cạnh kề nhau: AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB.
Hai cạnh đối nhau: AB và CD, BC và AD.
d. Góc: , , , .
Hai góc đối nhau: và , và
e. Điểm nằm trong tứ giác: M, P.
Điểm nằm ngoài tứ giác: Q, N.
2. Tổng các góc của một tứ giác.
Hay
Định lí: (SGK – 65)
năng lực hợp tác,
giải quyết vấn đề
tính toán,
Tự đưa ra đánh giá của bản thân,
tái hiện kiến thức.
giải quyết vấn đề
Tự đưa ra đánh giá của bản thân,
tái hiện kiến thức
năng lực hợp tác,
giải quyết vấn đề
tính toán,
Tự đưa ra đánh giá của bản thân,
tái hiện kiến thức
4. Củng cố:
GV: cho HS làm bài tập 1 trang 66. Hãy tính các góc còn lại.
– Đọc phần có thể em chưa biết.
5. Dặn dò:
Nêu sự khác nhau giữa tứ giác lồi và tứ giác không phải là tứ giác lồi?
– Làm các bài tập : 2, 3, 4 (sgk)
– Chú ý: T/c các đường phân giác của tam giác cân.
– Đọc trước bài: Hình thang.