Site icon Tài liệu miễn phí cho Giáo viên, học sinh.

Hướng dẫn học orcad 9.2

Hướng dẫn học Orcad cụ thể bằng hình ảnh.

Orcad là một dòng sản phẩm ứng dụng của hãng Cadence(Portlan), thiết kế nhờ sự trợ giúp của máy tình (CAD-Computer -Aided- Design), giống như các chương trình khác như Autocad, Autodesk, Workbend, Protel, Circuit Maker… Orcad có ưu điểm lớn so với một số chương trình vẽ mạch khác như Protel, cicuirt  đó là chương trình chạy nhanh dễ dàng tạo linh kiện mới nên rất phù hợp cho các quốc gia khác nhau, các trình độ làm việc khác nhau, chương trình chạy mạch in nhanh. Trong quyển Ebook hướng dẫn học orcad này gồm 3 phần chính:

      1. Capture: vẽ mạch

      2. Layout: Vẽ mạch in

      3. PSpice: Mô phỏng

Với lối viết hướng dẫn bằng hình ảnh nên việc học của bạn trở nên trực quan và dễ nắm bắt kiến thức. Hiện nay, orcad đã ra phiên bản cao hơn so với ebook hướng dẫn học orcad này, tuy nhiên phần lớn các thao tác và các lệnh là giống nhau, bạn có thể tải ebook theo đường dẫn phía bên dưới để tham khảo.

Xem tài liệu online
Phần I Vẽ mạch điện tử bằng orCad I, Làm quen với chương trình: – Orcad là dòng sản phẩm ứng dụng của hãng Cadence (Portlan), thiết kế nhờ sự trợ giúp của máy tính(CAD-Computer -Aided- Design), giống như các chương trình khác như Autocad, Autodesk, Workbend, Protel, Circuit Maker… – Website : www.orcad.com – Hỗ trợ khách hàng trực tuyến: www.orcad.com/technical – Hỗ trợ bằng Email: www.orcad.com/technical/email_support.asp – Orcad có ưu điểm lớn so với các chương trình vẽ mạch khác như Protel, cicuirt đó là chương trình chạy nhanh, dễ dàng tạo linh kiện mới nên rất phù hợp với các quốc gia khác nhau, các trình độ làm việc khác nhau, chương trình chạy mạch in nhanh. – Họ chương trình orcad bao gồm 3 phần chính: 1.Capture: vẽ mạch 2. Layout: Vẽ mạch in 3. PSpice: Mô phỏng II. Vẽ mạch – Mở chương trình như hình vẽ sau: Start/Programs/ và chọn đến chương trình Capture.(Thuật ngữ này không có từ thuần Việt nó có nghĩa là”Sao chép và ghép nối các phần tử để được một thành phần thống nhất và lưu chúng dưới dạng một file” ) – Màn hình làm việc được chỉ ra như hình sau: – Cửa sổ làm việc của chương trình cũng giống như một ứng dụng bất kỳ nào của Windows nào mà bạn đã biết, có các menu lựa chọn như File, Edit, Windows, Help. Chúng không có gì đặc biệt chức năng giống như các chương trình Word hay Exel mà bạn đã biết. Duy chỉ có các menu sau là chúng ta cân quan tâm: Place, Macro, và Option – Để bắt đầu một bản vẽ bạn vào File/ New/ Project. Sau đó là đến tiêt mục lựa chọn kiểu thực hiện và tên của bản vẽ. Các nút radio tròn mà bạn thấy chính là các lựa chọn mà phần mềm cho phép:-Analog or Mixed A/D: ý nói Bản vẽ chỉ thuần là tương tự hay kết hợp cả với mạch biến đổi tương tự số. -PC Board Wizard(vẽ theo chỉ dẫn) -Schematic: theo kiểu giản đồ, tuỳ ý bạn(thông thường ta hay chọn kiểu này) – Bước tiếp theo ta thấy cửa sổ làm việc như hình vẽ
Exit mobile version