GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ LỚP 10 CẢ NĂM
Giaoan.link chia sẻ cùng các bạn tập giáo án công nghệ lớp 10. Mời các bạn tham khảo trong công tác giảng dạy.
Xem giáo án online |
---|
Ngày soạn:
CHƯƠNG 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Bài 2
KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNGI. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh
– Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
– Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
II. Phương pháp – phượng tiện dạy học:
a. Phương pháp: Hỏi đáp + diễn giảng
b. Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
III. Nội dung và tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp + Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân..
+ nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông lâm ngư nghiệp của nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.
3. Giảng bài mới
Khi nào thì giống mới được công nhận và và đưa vào sản xuất đại trà? Khi đã được khảo nghiệm bằng các cuộc thí nghiệm do các cơ quan nhà nước như công ty giống cây trồng trung ương và được cơ quan tiêu chuẩn và đo lường chất lượng Quốc gia công nhận, vậy khảo nghiệm giống cây trồng được thức hiện như thế nào, chúng sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.NỘI DUNG BÀI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng:
– Mục đích: Giúp ta đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống để có thể công nhận kịp thời đưa vào hệ thống luân canh của khu vực.- Ý nghĩa: Xác định những yêu cầu kỹ thuật của giống và hướng sử dụng giống để khai thác tối đa hiệu quả của giống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng:
– Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng?
– các tính trạng và đặc điểm của cây trồng: Năng suất và chất lượng, khả năng chống chịu… do gen biểu hiện dưới tác động của môi trường. Ở những điều kiện khác nhau biến đổi +
– Nếu đưa giống mới vào sản xuất đại trà không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?
– Vậy khảo nghiệm giống mang ý nghĩa gì? – Để đánh giá đặc điểm giống có phù hợp với điều kiện tự nhiên, với hệ thống luân canh của vùng sản xuất hay không.
– Có thể tốt, thường không hiệu quả vì không thích hợp với điều kiện đất đai, không có qui trình kỹ thuật
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
1. Thí nghiệm so sánh giống:
– Mục đích: Xác định giống mới có những tính ưu việt gì.
– So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:
+ Sinh trưởng, phát triển
+ Chất lượng sản xuất.
+ Năng suất.
+ Khả năng chống chịu.
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật:
– Mục đích: Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kỹ thuật, chuẩn bị cho sản xuất đại trà.
– Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống… để đưa ra sản xuất đại trà.
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo:
– Mục đích để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
– Giống mới được triển khai trên diện tích rộng lớn. Trong thời gian làm thí nghiệm cần tổ chức hội nghị đầu bờ đồng thời quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng.
– Giống mới được bố trí so sánh với giống nào? nhằm mục đích gì?
– Khi so sánh giống cần chú ý các chỉ tiêu gì?
– Nếu kết quả so sánh thấy giống mới vượt trội thì gửi đến trung tâm khảo nghiệm Giống Quốc gia để tiếp tục khảo nghiệm trên toàn quốc bằng thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
– Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì?
– Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được tiến hành trong phạm vi nào?
– Qua các thí nghiệm khảo nghiệm nếu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, gieo trồng thì sẽ được cấp giấy chứng nhận Quốc Gia và xây dựng qui trình kỹ thuật gieo trồng đồng thời phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
– Giống mới có những điều kiện gì sẽ được tổ chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo?
– Thí nghiệm sản xuất nhằm mục đích gì?
– Làm thế nào giống mới được tuyên truyền rộng rãi đưa vào sản xuất đại trà?
– Giải thích: “Hội nghị đầu bờ”.
– So sánh với giống đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì.
– Sinh trưởng, phát triển năng suất, chốt lượng sản phẩm, khả năng chống chịu.
– Nhằm kiểm tra giống để đưa ra quy trình kỹ thuật chuẩn bị sản xuất đại trà.
– Trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.
– Sau khi được cấp chứng nhận quốc gia.
– Tuyên truyền giống mới.
– Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Củng cố
Giống được cấp giấy chứng nhận Quốc gia khi giống đáp ứng các yêu cầu sau khi tổ chức thí nghiệm nào?
a/ Thí nghiệm so sánh. c/ Thí nghiệm sx quảng cáo
b/ Thí nghiệm kiểm tra kỷ thuật d/ Không cần thí nghiệm nào.
5. Dặn dò: Xem bài mới và học bài cũ.
Từ khóa nội dung này: giáo án điện tử lớp 10, giáo án công nghệ 10.