SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHO CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO
Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường
Giaoan.link xin chia sẻ lại bài viết sáng kiến kinh nghiệm (skkn) của cô Bùi Thị Mười, trường THCS Đằng Hải về “Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường”. Mời các bạn tham khảo.
- Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:
Vấn đề Bồi dưỡng học sinh giỏi đã có nhiều nghiên cứu được trình bày. Song các nghiên cứu đó đã bàn đến nhiều vấn đề nhưng chưa bám sát thực tế tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh của từng đơn vị trường THCS.
Giải pháp nghiên cứu là xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mình quản lý để đáp yêu cầu đổi mới hội nhập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn đánh giá được hiệu quả của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường.
- Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
* Tính mới, tính sáng tạo:
Đề tài này tôi đưa ra một cách nhìn mới về biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không trùng với các công trình nghiên cứu của những cán bộ quản lý khác, nó được triển khai liên tục thường xuyên nhưng mang lại hiệu quả cao.
Đến thời điểm này, đề tài nghiên cứu của tôi chưa được trình bày công khai trong các văn bản, cũng chưa ai nghiên cứu và tóm tắt thành đề tài.
Những giải pháp mà tôi đưa ra khá phong phú về nội dung và hình thức, đồng thời cũng là những giải pháp mới mẻ, bắt nhịp với yêu cầu hiện đại đang thu hút giáo viên tích cực tham gia.
* Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Công trình nghiên cứu này có thể áp dụng trong công tác quản lý chỉ đạo giáo viên ở các trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, áp dụng cho mọi đối tượng giáo viên bậc THCS.
Hình thức đơn giản, tiện lợi, phù hợp với tâm lí giáo viên, tạo hứng thú và sự tự tin khi GV tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nội dung bồi dưỡng là những việc làm thường xuyên của các cấp quản lý, của chính bản thân giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
- a) Hiệu quả kinh tế:
Đây là hình thức giáo viên tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục sẽ tiết kiệm được cả về thời gian, sức lực và chi phí tài chính. Vì cùng trong nhà trường có thể huy động được nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm tham gia. Cán bộ quản lý chỉ giữ vai trò là người tổ chức giáo viên thực sự giữ vai trò chủ động.
Chi phí cho công tác tự bồi dưỡng nâng cao nhiệp vụ tay nghề cho giáo viên dạy đội tuyển không nhiều.
- b) Hiệu quả về mặt xã hội:
– Đề tài này không chỉ giúp cho cán bộ quản lý nhà trường xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình tăng thêm lòng yêu nghề, yêu trẻ, giúp cho chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tăng lên, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi.
– Từ đó truyền cho giáo viên tin tưởng vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tế dạy đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả.
Xem online toàn nội dung |
---|
Tải về |