Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng đức theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các bạn tham khảo online hoặc tải về theo link bên dưới.
Xem tài liệu online |
---|
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Môn Tiếng Đức – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn được tổ chức giảng dạy có thể từ lớp 6 đến hết lớp 12. Môn Tiếng
Đức giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ và các năng lực chung, phát triển những phẩm
chất tốt đẹp, mở rộng tầm nhìn quốc tế để học tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, cũng như để học tập suốt
đời. Nội dung cốt lõi của môn Tiếng Đức bao gồm các chủ điểm, chủ đề và các kĩ năng ngôn ngữ cơ bản: nghe, nói, đọc,
viết. Kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được
tích hợp trong quá trình rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
Chương trình môn Tiếng Đức – Ngoại ngữ 2 (sau đây gọi tắt là Chương trình môn Tiếng Đức) được xây dựng theo các
bậc năng lực quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) có tổng thời lượng là 735
tiết (mỗi tiết là 45 phút), bao gồm cả thời lượng dành cho ôn tập, kiểm tra và đánh giá. Chương trình được chia thành hai
giai đoạn. Kết thúc giai đoạn 1, năng lực giao tiếp bằng tiếng Đức của học sinh tương đương với bậc 1 KNLNNVN; kết thúc
giai đoạn 2, năng lực giao tiếp bằng tiếng Đức của học sinh tương đương với bậc 2 KNLNNVN. Thời lượng dành cho giai
đoạn 1 là 420 tiết (trong 4 năm học ở cấp trung học cơ sở), dành cho giai đoạn 2 là 315 tiết (trong 3 năm học ở cấp trung học
phổ thông). Nội dung của các năm học được xây dựng theo hệ thống các chủ điểm gần gũi với cuộc sống hằng ngày và phù
hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; về đất nước, con người, văn hoá của các quốc gia nói
tiếng Đức, của Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Môn học cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri thức văn hoá, xã hội liên
quan đến các chủ điểm và rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Đức cơ bản, bồi dưỡng khả năng vận dụng ngôn ngữ toàn diện
cho học sinh.