Thể thức văn bản của Đảng năm 2020 bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.
Thực hiện Quy định số 66-QĐ/TW, ngày 06/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng như sau:
I- HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng.
Văn bản chuyên ngành, văn bản khi in thành sách và các ấn phẩm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn này.
2. Đối tượng áp dụng
Văn bản này áp dụng đối với các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Hệ thống các trường chính trị, các cơ quan, tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng văn bản này.
3. Yêu cầu
Văn bản chính thức của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng phải thống nhất thể thức và kỹ thuật trình bày để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn.
4. Trách nhiệm của các cá nhân
– Người ký văn bản là người chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
– Chánh văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng có trách nhiệm thẩm định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
– Cán bộ, nhân viên được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
– Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình ký, phát hành.
II- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TRÌNH BÀY VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
1. Các thành phần thể thức bắt buộc
1.1. Tiêu đề “Đảng Cộng sản Việt Nam”
1.1.1. Thể thức
Tiêu đề “Đảng Cộng sản Việt Nam” là thành phần thể thức xác định văn bản của Đảng.
1.1.2. Kỹ thuật trình bày
Tiêu đề trình bày trang đầu, góc phải, dòng đầu, phía dưới có đường kẻ ngang ngăn cách với địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; đường kẻ ngang nét liền, có độ dài bằng độ dài tiêu đề (ô số 1, Phụ lục 1).
Ví dụ:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
________________________________
1.2. Tên cơ quan ban hành văn bản
1.2.1. Thể thức
Tên cơ quan ban hành văn bản là thành phần thể thức xác định tác giả văn bản. Ghi chính xác, đầy đủ tên cơ quan ban hành văn bản theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc văn bản thành lập của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng có thẩm quyền.
a) Văn bản của đại hội đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đại hội đảng cấp đó; ghi rõ đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên lần thứ mấy, trường hợp không xác định được lần thứ mấy thì ghi thời gian của nhiệm kỳ. Văn bản của đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu và tên cơ quan cấp trên là đại hội đảng cấp đó.
– Văn bản của đại hội đảng toàn quốc.
XEM HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY THỂ THỨC VĂN BẢN ĐẢNG ONLINE |
---|
|