Site icon Tài liệu miễn phí cho Giáo viên, học sinh.

Bộ đề thi học kỳ 2 môn sinh học lớp 12 có đáp án tham khảo.

Kỳ thi học kỳ 2 sắp đến, việc ôn luyện là điều cần thiết để đạt được kết quả tốt. Sau đây là các đề thi học kỳ 2 môn sinh học có đáp án để các bạn tham khảo.


Xem đề thi sinh học lớp 12 online
Câu 1. Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 180C là 17 ngày đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là: A. 80C. B. 100C. C. 40C. D.60C. Câu 2. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A. Cạnh tranh cùng loài B. Cân bằng sinh học C. Cân bằng quần thể D.Khống chế sinh học Câu 3. Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. B.quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). C. nguồn gốc thống nhất của các loài. D.vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. Câu 4. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối? A.Tỉ lệ các nhóm tuổi. B.Độ đa dạng về loài. C. Tỉ lệ giới tính. D. Mật độ cá thể. Câu 5. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Số thông tin nói về vai trò của đột biến gen là : A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 6. Cho lưới thức ăn sau: Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc tăng vọt. (2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn. (3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến. (4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2. Câu 7. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào? A.Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ. C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. D.Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Câu 8. Cho một số khu sinh học : (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là: A. (1)  (2)  (3)  (4) B. (2)  (3)  (1)  (4). C. (2)  (3)  (4)  (1). D. (1)  (3)  (2)  (4). Câu 9. Một ” không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. giới hạn sinh thái. B. nơi ở. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 10. Cơ quan tương tự là kết quả của: A.Sự tiến hoá đồng quy. B. Mối quan hệ họ hàng.

nguồn:thuvienhoclieu.com

Exit mobile version