Site icon Tài liệu miễn phí cho Giáo viên, học sinh.

Phân phối chương trình môn khoa học xã hội lớp 9

phân phối chương trình khoa học xa hội lớp 9

Mời quý thầy cô xem Phân phối chương trình môn khoa học xã hội lớp 9 – mô hình trường học mới để giáo viên có kế hoạch giảng dạy hợp lí.

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

Môn Khoa học xã hội, Lớp 9, Mô hình trường học mới

I- Khung phân phối chương trình

  1. Hướng dẫn chung

– Khung Phân phối chương trình (PPCT) này áp dụng cho lớp 9 theo mô hình trường học mới, từ năm học 2017-2018.

– Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình.

– Thời lượng quy định tại khung PPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường thực hiện mô hình trường học mới lớp 9.

Căn cứ khung PPCT, các trường thực hiện mô hình trường học mới cụ thể hoá thành PPCT chi tiết sao cho phù hợp với nhà trường.

Các trường thực hiện mô hình trường học mới có điều kiện bố trí dạy học 2 buổi/ngày, có thể điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.

Tuỳ theo các nhà trường có thể bố trí theo phương án 1: học kì 1, phân môn Lịch sử 2 tiết/tuần, Địa lí 01 tiết/tuần; học kì 2 Lịch sử 1 tiết/tuần, Địa lí 2 tiết/tuần hoặc phương án 2: học kì 1, phân môn Lịch sử 1 tiết/tuần, Địa lí 2 tiết/tuần; học kì 2 Lịch sử 2 tiết/tuần, Địa lí 1 tiết/tuần. Sau đây là khung phân phối chương trình cho phương án 1.

Khung phân phối chương trình

 

Số tuần/tiết thực hiện

Tổng số tiết

Số tiết thực hiện bài học

Số tiết ôn tập, kiểm tra, dự phòng

Cả năm

35/105

90

15

Học kì 1

18/54

45

9

Học kì 2

17/51

45

6

  1. a) Cả năm: 35 tuần; 105 tiết. Mỗi tuần 3 tiết (1,5 tiết phân môn Lịch sử, 1,5 tiết phân môn Địa lí).
  2. b) Học kì 1: 18 tuần (Lịch sử: 02 tiết/ tuần; Địa lí: 01 tiết/tuần)

– Phân môn Địa lí: từ bài 1. Dân cư đến bài 5. Địa lí công nghiệp.

– Phân môn Lịch sử: từ bài 11. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) đến bài 15. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa sau thế kỉ XX và bài 21. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, bài 22. Việt Nam trong những năm 1930-1945.

– Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.

  1. c) Học kì 2: 17 tuần (Lịch sử: 01 tiết/ tuần; Địa lí 02 tiết/tuần)

– Phân môn Địa lí: Thực hiện các bài còn lại.

– Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại.

– Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.

Lưu ý: Tiến trình dạy học môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần Gợi ý khung phân phối chương trình, các nhà trường chủ động sắp xếp kế hoạch dạy học đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lí trong mỗi học kì được thực hiện song song.

  1. Gợi ý phân phối chương trình và số tiết/bài học

Bài

Số tiết

Ghi chú

Học kì I

Bài 1. Dân cư

3

 

Bài 2. Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống

2

 

Bài 3. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

2

 

Bài 4. Địa lí nông nghiệp

3

 

Bài 5. Địa lí công nghiệp

3

 

Bài 11. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991)

4

 

Bài 12. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay

5

 

Bài 13. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

5

 

Bài 14. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

5

 

Bài 15. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa sau thế kỉ XX

3

 

Bài 21. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

5

 

 

Bài 22. Việt Nam trong những năm 1930-1945

5

 

Học kì II

Bài 6. Địa lí dịch vụ, thương mại và du lịch

3

 

Bài 7. Trung du và miền núi Bắc Bộ

3

 

Bài 8. Đồng bằng sông Hồng

3

 

Bài 9. Vùng Bắc Trung Bộ

3

 

Bài 10. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

3

 

Bài 16. Vùng Tây Nguyên

3

 

Bài 17. Vùng Đông Nam Bộ

3

 

Bài 18. Đồng bằng sông Cửu Long

3

 

Bài 19. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo

3

 

Bài 20. Địa lí địa phương

3

 

Bài 23. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

5

 

Bài 24. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

5

 

Bài 25. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

5

 

 II – Một số vấn đề cần lưu ý

– Khung phân phối chương trình môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần I, kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng học kì do nhà trường chủ động xây dựng, sao cho đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lí trong mỗi học kì được thực hiện song song.

Số tiết của mỗi bài trong PPCT chi tiết nêu ở trên chỉ là gợi ý, không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng như trên, tổ (nhóm) chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt./.           


Exit mobile version