Mời các bạn xem Phân phối chương trình môn tin học lớp 9 – Mô hình trường học mới để có kế hoạch giảng dạy thích hợp.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
Lớp 9 mô hình trường học mới
I – Khung phân phối chương trình
- Hướng dẫn chung
Khung phân phối chương trình (PPCT) này quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình, áp dụng cho lớp 9 mô hình trường học mới, từ năm học 2017-2018.
Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng cho các trường tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình đảm bảo kết thúc học kì I và kết thúc năm học thống nhất cả nước.
Căn cứ Khung PPCT, các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với nhà trường. Các trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày có thể điều chỉnh PPCT và tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.
- Khung phân phối chương trình
|
Số tuần thực hiện |
Số tiết |
Cả năm |
35 |
70 |
Học kì 1 |
18 |
36 |
Học kì 2 |
17 |
34 |
Kết thúc học kì 1, học sinh học xong Bài 9- Thực hành 4. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động.
II – Gợi ý phân phối chương trình chi tiết
PHẦN 1 – TÌM KIẾM THÔNG TIN |
Số tiết |
Bài 1 – Tìm kiếm thông tin trên Internet |
2 |
Bài 2 – Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet |
2 |
PHẦN 2 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC |
|
Bài 1 – Bảo vệ thông tin trong máy tính |
2 |
Bài 2 – Thực hành sao lưu dự phòng và quét vi-rút |
2 |
Bài 3 – Tìm hiểu Facebook |
2 |
Bài 4 – Ngôn ngữ, quy tắc giao tiếp và văn hóa ứng xử trên mạng |
2 |
Bài 5 – Những ảnh hưởng và tác động xấu của Internet |
2 |
PHẦN 3 – PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU VÀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH |
|
Bài 1 – Giới thiệu phần mềm trình chiếu |
2 |
Bài 2 – Bài trình chiếu |
2 |
Bài 3 – Thực hành 1. Bài trình chiếu đầu tiên của em |
2 |
Bài 4 – Màu sắc trên trang chiếu |
2 |
Bài 5 – Thực hành 2. Thêm màu sắc cho trang chiếu |
2 |
Bài 6 – Thêm hình ảnh vào trang chiếu |
2 |
Bài 7 – Thực hành 3. Trình bày thông tin bằng hình ảnh |
2 |
Bài 8 – Tạo các hiệu ứng động |
2 |
Bài 9 – Thực hành 4. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động |
2 |
Bài 10 – Thực hành tổng hợp về soạn bài trình chiếu |
4 |
Bài 11 – Kỹ năng trình bày và làm việc nhóm với bài trình chiếu |
2 |
Bài 12 – Thực hành thuyết trình và làm việc nhóm với bài trình chiếu |
4 |
PHẦN 4 – MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG |
|
Bài 1 – Giới thiệu phần mềm biên tập phim MOVIE MAKER |
2 |
Bài 2 – Các thao tác biên tập phim |
2 |
Bài 3 – Thực hành với phần mềm biên tập phim MOVIE MAKER |
4 |
Bài 4 – Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh GIMP |
2 |
Bài 5 – Thực hành xử lý ảnh với GIMP |
4 |
Bài 6 – Hiệu chỉnh màu sắc và ghép ảnh trong GIMP |
2 |
Bài 7 – Thực hành ghép ảnh và hiệu chỉnh màu sắc trong GIMP |
4 |
Tổng số tiết = 62 tiết bài học và thực hành + 8 tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá |
70 |
III – Một số vấn đề cần lưu ý
- Về việc thực hiện chương trình chi tiết
– Không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng số tiết của mỗi bài trong gợi ý PPCT chi tiết như trên. Tổ/nhóm chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và trình hiệu trưởng phê duyệt.
– Số tiết còn lại, giáo viên sử dụng để kiểm tra, bổ sung số tiết của những bài khó, bài dài hoặc dự phòng để bù giờ.
- Về tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá
– Việc tổ chức dạy học thực hành trên máy tính là yêu cầu bắt buộc nên nhà trường cần quan tâm việc trang bị máy tính phục vụ việc học tập của học sinh. Đối với các trường còn thiếu máy tính, nhà trường cần tăng cường việc liên kết, phối kết hợp với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có máy tính trên địa bàn để có thêm máy tính hỗ trợ việc học tập.
– Lựa chọn và thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo chuỗi hoạt động học của mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học; chú ý vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mang đặc thù bộ môn như: thực hành trên máy (tương tác điều khiển); dạy học theo dự án; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
– Đối với môn Tin học, môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất về phần mềm cũng như phần cứng, nên giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc điều chỉnh, phát triển tài liệu hướng dẫn học để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhà trường và khả năng của học sinh.
– Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, trong đó chú ý đến đánh giá năng lực, kỹ năng dựa trên sản phẩm kết quả của hoạt động học tập./.