Giáo án lớp 3 tuần 20

Mời các bạn tham khảo giáo án án lớp 3 tuần 20, gồm nhiều môn. Các bạn xem online nội dung và tải file word tại link phía bên dưới. Xem tất cả 35 tuần tại đây.

Xem giáo án online
TUẦN 20 Thứ hai ngày tháng … năm 20… Môn: Tập đọc- Kể chuyện Bài: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU A. MỤC TIÊU: 1.Tập đọc: – Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). – Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét; lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin. 2.Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: – GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc. – HS : SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: – Cho lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” – Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : – Nội dung bài nói gì ? – Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ? – Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài : – Tranh gợi cho em biết điều gì ? – Tranh vẽ một lán trại đơn sơ: nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Ở lại với chiến khu”. – Ghi bảng. 3.2.HD HS luyện đọc : – GV đọc diễn cảm : giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên; thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. – GV hướng dẫn luyện đọc từng câu. – Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. – Giáo viên gọi nối tiếp từng dãy đọc hết bài. – Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. – Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn nối tiếp. – GV kết hợp giải nghĩa từ khó: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn – Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ trên. 3.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: – Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? – Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi: – Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ? – Thái độ của các bạn sau đó thế nào ? – Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ? – Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ? – Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi: – Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ? – Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 4 và hỏi: + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài. – GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ? – Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. 3.4.luyện đọc lại: – Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài và lưu ý HS đọc đoạn văn: giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi. – Cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. – Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. KỂ CHUYỆN 3.5.HD kể từng đoạn của câu chuyện . – Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh tập kể câu chuyện. – Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài. – Giáo viên nhắc học sinh: các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. Kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động. – Giáo viên cho 4 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn. – Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :  Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?  Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?  Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? – Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. – Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. 4.Củng cố: – Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?