Giáo án công nghệ lớp 12 cả năm

GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ LỚP 12 CẢ NĂM

Giaoan.link chia sẻ cùng bạn đọc tập giáo án công nghệ lớp 12 cả năm. Mời các bạn tham khảo, ứng dụng trong công tác giảng dạy.

Xem giáo án online
Tải giáo án
CHƯƠNG 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Tuần 1 – Tiết 1 – Bài 2: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢMI. Mục Tiêu :
1. Kiến thức:
– Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kỹ năng:
– Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ:
– Có ý thức tìm hiểu về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
II. C,./huẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. Tranh vẽ các hình: 2.1, 2.3, 2.4, 2.5 trong SGK. Các loại linh kiện điện tử thật. Có thể dùng máy chiếu đa năng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
1. Tổ chức và ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
Hãy nêu vai trò của kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống?
Cho biết dự báo của em về tương lai của một thiết bị điện tử mà em quan tâm?
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: ĐVĐ vào bài: ( 5 phút )
4. Các hoạt động dạy học: (40 phút)
Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của điện trở.
TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học
5’ Em hãy cho biết cấu tạo của điện trở?
 Em hãy cho biết các loại điện trở thường dùng? GV dùng tranh vẽ cácd loại điện trở treo lên bảng.
 Em hãy cho biết trong các sơ đồ mạch điện các điện trỏ được kí hiệu như thế nào?
 Gọi HS lên bảng vẽ các kí hiệu điện trở theo yêu cầu của GV.
 Khi sử dụng điện trở người ta thường quan tâm đến các thông số nào? GV dùng tranh vẽ hoặc linh kiện thật, gọi HS lên bảng quan sát và đọc thông số của điện trở.
 Ngoài cách ghi các trị số trực tiếp lên thân điện trở, còn cách nào để thể hiện các trị số đó?
 Gọi HS lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó có thể hiện công dụng của các linh kiện?
 Nêu cấu tạo của điện trở theo hiểu biết của mình.
 Lên bảng quan sát và gọi tên các loại điện trở?
 Lên bảng đọc thông số của điện trở theo yêu cầu của thầy cô.
 Lên bảng đọc các thông số của các linh kiện.

 Thực hiện theo yêu cầu của GV. I.Điện trở:
1.Cấu tạo và phân loại:
* Cấu tạo: Thường dùng dây điện trở hoặc bột than phủ lên lõi sứ.
* Phân loại điện trở: SGK.
2. Kí hiệu của điện trở:
– Điện trở cố định.
– Biến trở.
– Điện trở nhiệt.
– Điện trở biến đổi theo điện áp.
– Quang điện trở.
3.Các số liệu kỹ thuật:
– Trị số của điện trở: (R) là con số chỉ mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
– Đơn vị , K , M .
– Công suất định mức: là công suất tiêu hao trên điện trở( mà nó có thể chịu được trong thời gian dài không bị cháy đứt). Đơn vị W.
4.Công dụng của điện trở:
– Điều chỉnh dòng điện trong mạch.
– Phân chia điện áp.
Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của tụ điện.
TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học
5’

5’
 Dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại tụ điện để HS quan sát.
 Em hãy cho biết cấu tạo của tụ điện?

 Em hãy cho biết các loại tụ điện?

 Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện tụ có kí hiệu như thế nào?

 Tụ điện có các thông số cơ bản nào?

 Em hãy cho biết công dụng của tụ điện ?

 Nêu cấu tạo của tụ theo hiểu biết của bản thân.
 Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại tụ theo hình vẽ.
 Lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu của các thầy cô.
 Đọc các thông số trên tụ do các thấy cô đưa cho.
 Lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của tụ điện. II.Tụ điện:
1.Cấu tạo và phân loại:
* Cấu tạo: Gồm các bản cực cách điện với nhau bằng lớp điện môi.
* Phân loại tụ điện: Phổ biến: Tụ giấy, Tụ mi ca, Tụ ni lông. Tụ dầu, Tụ hóa.
2.Kí hiệu tụ điện:

3.Các số liệu kỹ thuật của tụ:
– Trị số điện dung (C): Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng điện trườngcủa tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.
XC = ( )
– Đơn vị: µF, nF, pF.
– Điện áp định mức (Uđm): Là trị số điện áp lớn nhất cho phếp đặt lên hai đầu cực của tụ điện mà vẫn an toàn.
4.Công dụng của tụ:
– Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.
– Lọc nguồn.

Hoạt động 4: (10 phút) Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của cuộn cảm.
TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học
5’

5’  Dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại cuộn cảm để HS quan sát.
 Em hãy cho biết cấu tạo của cuộn cảm?
 Em hãy cho biết các loại cuộn cảm?
 Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện cuộn cảm có kí hiệu như thế nào?
 Cuộn cảm có các thông số cơ bản nào?
 Em hãy cho biết công dụng của cuộn cảm ?

 Nêu cấu tạo của cuộn theo hiểu biết của bản thân.
 Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại cuộn theo hình vẽ.
 Lên bảng vẽ
 Đọc các thông số trên cuộn do các thấy cô đưa cho.
 HS lên bảng vẽ III.Cuộn cảm:
1. Cấu tạo và phân loại cuộn cảm:
* Cấu tạo: Gồm dây dẫn quấn thành cuộn phía trong có lõi.
* Phân loại cuộn cảm : Cuộn cảm cao tần, Cuộn cảm trung tần, Cuộn cảm âm tần.
2.Ký hiệu cuộn cảm :
3.Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm :
– Trị số điện cảm (L) : Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ trương khi có dòng điện chạy qua.
– Đơn vị : H, mH, µH.
– Hệ số phẩm chất (Q) : Đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng của cuộn cảm và được đo bằng
Q =
4.Công dụng của cuộn cảm: SGK

5. Củng cố kiến thức bài học:
GV: 1, Trình bày công dụng của điện trỏ, tụ điện, cuộn cảm
2, Đọc giá trị 5k 1,5w : 15 F 15V
HS : Trả lời
6. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp.
GV: Trả lời câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa trang 11,
Đọc trước Bài 3 ( Các bước chuẩn bị thực hành.)

Tìm nội dung này bằng từ khóa: giáo án điện tử lớp 12, công nghệ 12.