Mẫu bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non
Sau khi sắp hoàn thành niên khóa giáo dục sư phạm, các thầy cô giáo tương lai sẽ có một khoảng thời gian đến các trường để thực tập thực tế. Hoàn thành thời gian thực tập các bạn sẽ có một bài thu hoạch để trình bày tất cả những nội dung cần thiết trong quá trình thực tế. Sau đây là một mẫu bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non. Mời các bạn sinh viên tham khảo.
BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP MẦM NON
———————–
Bài thu hoạch cuối đợt này được hoàn thành là nhờ vào sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu Trường Mầm Non ……, tập thể giáo viên hướng dẫn đoàn thực nói riêng và giáo viên toàn trường nói chung đặc biệt cô trưởng đoàn thực tập ……………. giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Mầm Non Trung ương 3, quý thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành đợt thực tập cuối khóa.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám Hiệu, cô trưởng đoàn ………………và tập thể quý thầy cô trường Mầm Non đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp các thông tin có liên quan đến công tác giảng dạy đồng thời đã nhiệt tình chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt trong đợt thực tập này.
Và hơn hết, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các cô Trương Thị Thùy Trâm, giáo viên chủ nhiệm lớp Lá 2, cô Đoàn Thị Lan Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp Mầm 3, cô Phan Thị Kim Mai, giáo viên chủ nhiệm lớp Cơm Thường 2, Trường Mầm Non 13, cô đã tận tình hướng dẫn chúng tôi,cung cấp thông tin, số liệu, hỗ trợ thực nghiệm giảng dạy và tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác giúp tôi hoàn thành tốt trong đợt thực tập này.
Lời cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô được nhiều sức khỏe và công tác tốt trong sự nghiệp giáo dục của mình.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
PHẦN MỞ ĐẦU
- Mục đích yêu cầu và nội dung của đợt thực tập cuối khóa của sinh viên:
- Mục đích:
– Nhằm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, vận dụng những phương pháp, kiến thức đã học ở trường Cao đẳng vào thực tiễn ở trường Mầm Non, hình thành thói quen, học hỏi kinh nghiệm của Giáo viên ở trường, từ đó có thể hình thành tư thế cho mình sau này.
Đợt thực tập cuối khóa của sinh viên hết sức quan trọng vì sau khi sinh viên đã học xong phần lí thuyết và thực hành về khoa học giáo dục cũng như các môn chuyên ngành ở trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu Giáo Trung Ương 3, đợt thực tập sư phạm này giúp cho sinh viên tiếp cận thực tế toàn bộ công việc của người giáo viên Mầm Non, thực tập công tác chủ nhiệm của một lớp…trước khi trở thành một giáo viên thực thụ.
Đợt thực tập này tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong công việc vận dụng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm. Đợt thực tập này còn góp phần rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên trước khi chính thức bước vào nghề.
Hơn nữa, thông qua đội ngũ sinh viên thực tập sư phạm giúp cho trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu Giáo Trung Ương 3 và các cấp quản lí giáo dục có cơ sở tìm hiểu, đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên của trường.
- Yêu cầu:
Sinh viên cần phát triển và hoàn thiện những kỹ năng sư phạm đã được hình thành ở trường Cao đẳng, đặc biệt là kỹ năng giảng dạy và kỹ năng nghiệp vụ chủ nhiệm.
Tiếp theo trong đợt thực tập này, sinh viên phải tận tình với nghề, làm việc có kế hoạch khoa học và có khả năng nhận xét, đánh giá khả năng học và tiếp thu của học sinh.
Sinh viên phải phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập tự chủ, sáng tạo của mình trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường Mầm Non.
- Nội dung thực tập sư phạm:
– Gồm 3 nội dung chính:
+ Dự giờ các buổi giảng dạy mẫu.
+ Thực tập chủ nhiệm.
+ Ý thức rèn luyện của sinh viên trong đợt thực tập sư phạm.
- Ý thức chấp hành của sinh viên trong đợt thực tập sư phạm cuối khóa:
Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế thực tập, thực hiện tốt các nội quy thực tập, tuân thủ sự chỉ đạo của ban chỉ đạo, của giáo viên trường Mầm Non.
Thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của trường Mầm Non, vắng mặt trong đợt thực tập sư phạm phải có lí do chính đáng và phải có sự đồng ý của trưởng ban chỉ đạo thực tập sư phạm bằng văn bản.
Thường xuyên học hỏi người đi trước để phát triển, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đặc biệt kĩ năng giảng dạy và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.
Giữ gìn khối đại đoàn kết nội bộ, bảo vệ danh dự của nhà trường và toàn thể sinh viên đoàn thực tập.
Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch sự, giữ gìn trật tự bảo vệ tài sản của trường và của công.
Đảm bảo giờ giấc, tác phong, tư thế, phẩm chất của một người giáo viên.
Ý thức được trách nhiệm của người giáo viên trong tương lai, để từ đó không ngừng trao dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất để trở thành người giáo viên giỏi.
Có quan hệ tốt với giáo viên, cán bộ cũng như gương mẫu trước học sinh, nói năng hành vi phải thể hiện sự văn minh, lịch sự trước mọi người.
- Những định hướng ban đầu về đợt thực tập sư phạm:
Những định hướng ban đầu của bản thân tôi về đợt thực tập sư phạm này như sau:
+ Bước đầu tôi tìm hiểu về qui chế, nội qui thực tập sư phạm để tránh vi phạm những qui định ở trường Mầm Non.
+ Ý thức chấp hành tốt nội qui nhà trường, quy định của ban chỉ đạo thực tập sư phạm, của giáo viên hướng dẫn, tinh thần đoàn kết với bạn bè, tác phong tự tin chuẩn mực.
+ Lập kế hoạch dự giờ và giảng dạy cụ thể đầu tư cho giáo án thật tốt và đạt hiệu quả cao, nộp đúng thời gian qui định, tập giảng trước khi đứng lớp giảng dạy thật sự.
+ Tôi ôn luyện để nắm vững kiến thức, tác phong, tư thế, gương mẫu trước học sinh.
+ Tôi tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương và trường Mầm Non để không bỡ ngỡ với các hoạt động của trường, bắt kịp nhanh chóng với công việc tại trường.
NỘI DUNG:
- Cơ sở lí luận của đợt thực tập sư phạm cuối khóa:
- Công tác tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương trường:
Sinh viên thực tập nghe báo cáo của ban lãnh đạo trường, đồng thời phải tự tìm hiểu thêm về tình hình giáo dục và nội quy của nhà trường Mầm Non 13.
Nghe báo cáo của ban lãnh đạo nhà trường về địa phương, đồng thời cũng tìm hiểu thêm về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và phong trào giáo dục của địa phương.
Nghe báo cáo hoạt động chuyên môn, về việc tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của giáo viên, cũng như các tài liệu sổ sách, hồ sơ học bạ của học sinh.
Nghe báo cáo các hoạt động của đoàn trường.
- Công tác thực tập giảng dạy:
Giảng dạy là hoạt động chủ yếu của người giáo viên, đặc biệt đối với một giáo viên Mầm Non. Bậc Mầm Non là bậc học hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hình thành nên nhân cách của một con người, do vậy người giáo viên Mầm Non phải thực sự gương mẫu, trang bị cho mình một kiến thức hết sức vững vàng để đảm bảo cho việc dạy học vừa có tính khoa học và có tính nghệ thuật. Luôn nêu cao vai trò của người giáo viên.
Sinh viên thực tập phải nắm vững kế hoạch cũng như nội dung chương trình của môn học trong quá trình thực tập.
Lập kế hoạch giảng dạy cho toàn đợt.