Phân phối chương trình môn công nghệ lớp 9
Mời các bạn xem Phân phối chương trình môn công nghệ lớp 9 – Mô hình trường học mới để có những kế hoạch giảng dạy phù hợp nhé.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ
Lớp 9 mô hình trường học mới
I – Khung phân phối chương trình
- Hướng dẫn chung
Khung phân phối chương trình (PPCT) này quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình, áp dụng cho lớp 9 mô hình trường học mới, từ năm học 2017-2018.
Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng cho các trường tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình đảm bảo kết thúc học kì I và kết thúc năm học thống nhất cả nước.
Căn cứ Khung PPCT, các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với nhà trường. Các trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày có thể điều chỉnh PPCT và tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.
- Khung phân phối chương trình
Nội dung: 29 tiết; Ôn tập: 2 tiết; Kiểm tra giữa kỳ: 2 tiết; Thi học kỳ: 2 tiết
|
Số tuần thực hiện |
Số tiết |
|
Tổng |
Ôn tập, Kiểm tra, dự phòng |
||
Cả năm |
35 |
29 |
6 |
Học kì 1 |
18 |
15 |
3 |
Học kì 2 |
17 |
14 |
3 |
II – Gợi ý phân phối chương trình chi tiết
TT |
Tên bài |
Thời lượng (tiết) |
MÔ ĐUN 1: TRỒNG HOA |
||
1. |
Bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa |
2 |
2. |
Bài 1. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa |
3 |
3. |
Bài 2. Kĩ thuật trồng hoa hồng |
6 |
4. |
Bài 3. Kĩ thuật trồng hoa cúc |
6 |
5. |
Bài 4. Kĩ thuật trồng hoa đồng tiền |
6 |
6. |
Bài 5. Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm |
6 |
MÔ ĐUN 2: LÀM HOA VÀ CẮM HOA |
||
1. |
Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm hoa và cắm hoa |
1 |
|
Phần 1: Làm hoa (14 tiết) |
|
2. |
Bài 1.Nguyên vật liệu, dụng cụ và kĩ thuật làm hoa cơ bản |
4 |
3. |
Bài 2.Làm hoa cúc |
2 |
4. |
Bài 3. Làm hoa cánh bướm |
2 |
5. |
Bài 4. Làm hoa hồng |
3 |
6. |
Bài 5. Làm cành hoa đào (hoặc cành hoa mai) |
3 |
|
Phần 2. Cắm hoa ( 14 tiết ) |
|
7. |
Bài 6. Nguyên vật liệu và dụng cụ cắm hoa |
2 |
8. |
Bài 7. Kĩ thuật cắm hoa cơ bản |
3 |
9. |
Bài 8. Cắm hoa trang trí kiểu thẳng đứng trong bình cao |
2 |
10. |
Bài 9. Cắm hoa trong bình kiểu mái vòm |
3 |
11. |
Bài 10. Một số kiểu cắm hoa nghệ thuật đơn giản |
4 |
MÔ ĐUN 3: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ |
||
1. |
Bài mở đầu: Giới thiệu chung về lắp đặt mạng điện trong nhà |
1 |
2. |
Bài 1. Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà |
2 |
3. |
Bài 2. Dụng cụ và thiết bị dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà |
3 |
4. |
Bài 3. Thực hành nối dây dẫn điện |
2 |
5. |
Bài 4. Tìm hiểu về thiết kế mạng điện trong nhà |
2 |
6. |
Bài 5. Lắp đặt dây dẫn mạng điện trong nhà |
2 |
7. |
Bài 6. Thực hành lắp bảng điện |
3 |
8. |
Bài 7. Thực hành lắp mạch điện đèn huỳnh quang |
3 |
9. |
Bài 8. Thực hành lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn |
3 |
10. |
Bài 9. Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn |
3 |
11. |
Bài 10. Thực hành lắp mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên |
3 |
12. |
Bài 11. Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà |
2 |
13. |
Bài 12. Ôn tập |
2 |
MÔ ĐUN 4: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN BÁO HIỆU VÀ TRANG TRÍ |
||
1. |
Bài 1. Mở đầu: Khái quát chung về lắp đặt mạch điện báo hiệu và trang trí |
2 |
2. |
Bài 2. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị dùng trong lắp đặt mạch điện báo hiệu và trang trí |
3 |
3. |
Bài 3. Kĩ thuật đấu nối dây trong lắp đặt mạch điện báo hiệu và trang trí |
3 |
4. |
Bài 4. Lắp đặt chuông điện |
3 |
5. |
Bài 5. Lắp đặt mạch điện báo trộm |
3 |
6. |
Bài 6. Lắp đặt mạch điện bật, tắt đèn sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng |
3 |
7. |
Bài 7. Lắp đặt mạch điện điều khiển máy bơm sử dụng công tắc điều khiển mực nước |
3 |
8. |
Bài 8. Lắp đặt mạch điện trang trí bể cá sử dụng hai công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn LED |
3 |
9. |
Bài 9. Lắp đặt camera quan sát |
6 |
III – Một số vấn đề cần lưu ý
– Nội dung chương trình Công nghệ 9 được biên soạn theo tinh thần tự chọn theo mô đun: Học sinh sẽ được học 1 trong 4 mô đun, việc lựa chọn các mô đun cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường. Ngoài ra, nhà trường có thể chủ động biên soạn thêm các mô đun khác phù hợp với đặc thù của địa phương, vùng miền.
– Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, có thể bố trí dạy học linh hoạt thứ tự các phần, các mô đun không nhất thiết phải theo thứ tự trong phân phối chương trình, không bắt buộc phải thực hiện đúng số tiết của mỗi bài trong gợi ý PPCT chi tiết như trên. Các bài trong từng phần hoặc từng mô đun có thể bố trí dạy linh hoạt sao cho vẫn đảm bảo mạch logic của kiến thức. Tổ/nhóm chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và trình hiệu trưởng phê duyệt.
– Số tiết còn lại giáo viên sử dụng để ôn tập, kiểm tra, bổ sung thời lượng cho những bài khó, bài dài hoặc dự phòng để bù giờ.