Ý nghĩa nguồn gốc giao thừa

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 sắp đến cận kề. Người người, nhà nhà đang tất bật hoàn tất những công việc cuối năm để chuẩn bị đón giao thừa chào năm mới. Giaoan.link sẽ cùng các bạn cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của Giao thừa nhé.

1. Giao thừa là gì? Phong tục truyền thống đêm giao thừa

Giao thừa là một từ chỉ ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng của năm cũ. Đây là ngày liền trước năm mới, được xem là một trong những ngày lễ quan trọng, đánh dấu một năm cũ sắp kết thúc.

Giao thừa (New Year’s Eve) là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới – một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.

Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.

2. Giao thừa tiếng Anh là gì?

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng và nhiều bạn sẽ muốn dịch nghĩa của từ giao thừa sang tiếng Anh cùng với những câu chúc bằng tiếng Anh ý nghĩa.

Giao thừa tiếng Anh là gì?

Giao thừa trong tiếng Anh là “Eve”

Thời khắc giao thừa = New year’s eve

giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc.

Theo “Hán Việt từ điển giản yếu” của Ðào Duy Anh, “giao thừa” (chữ Hán: 交承) có nghĩa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”.

Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.

3. Giao thừa Dương lịch

Giao thừa Dương lịch là một từ chỉ ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng của năm cũ.

Theo lịch phụng vụ Công giáo Rôma thì ngày 31 tháng 12 là lễ kính Giáo hoàng Sylvestrô (viết theo latinh là Sylvester) mất vào ngày này năm 335, nên tại nhiều quốc gia phương tây, ngày 31 tháng 12 hay giao thừa còn gọi là ngày Thánh Sylvester hay Silvester.

Bài hát “Auld Lang Syne” được hát theo truyền thống tại giao thừa ở Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các quốc gia nói tiếng Anh.

4. Giao thừa Âm lịch

Theo truyền thống, Giao thừa âm lịch được cho là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới.

Đêm trừ tịch, còn được gọi tên là đêm ba mươi, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ. Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình xum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

5. Ý nghĩa của đêm Giao thừa

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp.

Theo quan niệm dân gian tại thời khắc giao thừa thì lễ thường được cử hành cả ở trong nhà và ngoài trời.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”.

Đây là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua.

Đêm trừ tịch là đêm cuối năm rất tối trời, cho nên dân gian có câu “tối trời như đêm ba mươi”, nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng. Bởi vậy, đêm trừ tịch được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.