Cách xếp loại học lực cho học sinh THCS

Giaoan.link chia sẻ lại một bài viết về Cách xếp loại học lực cho học sinh THCS. Mời các bạn tham khảo.

1. Những căn cứ để đánh giá xếp loại về học lực

Thứ nhất, dựa vào kết quả các môn học theo quy chế cho điểm trên 10 được quy định cụ thể. Với học sinh THCS, bao gồm các môn học sau:

  • Văn và Tiếng Việt
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Giáo dục công dân
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Mỹ thuật
  • Thể dục
  • Ngoại ngữ
  • Lao động kỹ thuật

Thứ hai, chế độ cho điểm:

  • Số lần kiểm tra cho từng môn học
  • Trong mỗi học kỳ, học sinh được kiểm tra ít nhất:
  • Các môn học có từ 2 tiết/tuần trở xuống: 4 lần
  • Các môn học có từ 2.5- 3 tiết/tuần: 6 lần
  • Các môn học có từ 4 tiết/tuần: 7 lần
  • Cách xếp loại học lực cấp 2 và những thông tin giáo viên cần nắm được
  • Số lần kiểm tra cho từng môn học

Những loại điểm kiểm tra:

  • Kiểm tra miệng
  • Kiểm tra viết 1 tiết
  • Kiểm tra cuối học kỳ

Trường hợp học sinh thiếu điểm kiểm tra miệng, có thể thay thế bằng kiểm tra 15 phút. Với những môn trong phân phối chương trình không quy định kiểm tra viết tiết phải được kiểm tra 15 phút để đủ số lần quy định.

Thứ ba, hệ số các loại điểm kiểm tra:

  • Kiểm tra miệng, 15 phút: tính hệ số 1
  • Kiểm tra 1 tiết: tính hệ số 2
  • Kiểm tra học kỳ: tính hệ số 3
 

2. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học lực học sinh THCS

Căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm, xếp loại học tập được chia thành 5 loại là: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Cụ thể như sau:

  • Loại giỏi: điểm trung bình các môn đạt từ 8 điểm trở lên
  • Loại khá: điểm trung bình môn đạt 6.5- 7.9
  • Loại trung bình: điểm trung bình môn đạt từ 5.2-6.4
  • Loại yếu: điểm trung bình môn đạt từ 4.0-4.9
  • Loại kém: không đạt những tiêu chuẩn xếp loại trên.

3. Cách tính điểm các môn học

a. Điểm trung bình học kỳ (ĐTB HK)

  • Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTB kt) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số (không tính điểm kiểm tra học kỳ).
  • Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của 2 lần điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTB kt) và điểm kiểm tra học kỳ (ĐKT hk):

              (ĐTB kt x 2) + ĐKT HK

ĐTB mhk = ———————————————

                       3

Điểm trung bình các môn học kỳ: Là trung bình cộng của các ĐTB mhk sau khi đã tính hệ số.

b. Điểm trung bình cả năm (ĐTB mcn) là trung bình cộng của ĐTB mhkI với 2 lần ĐTB mhkII

            ĐTB mhkI + (ĐTB mhkII x2)

ĐTB mcn = ———————————————

                      3

Điểm trung bình các môn học cả năm (ĐTB cn):

             ĐTB hkI + (ĐTB hkII x2)

ĐTB cn = ———————————————-

                        3

Các điểm trung bình chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân

 

4. Sử dụng kết quả xếp loại học lực học sinh THCS

4.1. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại xét cho học sinh lên lớp:

a. Cho lên lớp: những học sinh có đủ các điều kiện sau:

  • Nghỉ học không quá 45 ngày trong năm học.
  • Được xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên.

b. Cho ở lại lớp : cho ở lại lớp những học sinh phạm vào một trong những điều kiện sau:

  • Nghỉ học quá 45 ngày trong năm học.
  • Có học lực cả năm xếp loại kém
  • Có học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.

c. Thi lại các môn và rèn luyện thêm trong hề về hạnh kiểm

Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường cho thi lại các môn học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét cho lên lớp vào sau hè. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm:

Thi lại các môn học:

Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn để thi lại các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều kiện lên lớp.

Điểm thi lại môn nào được dùng để thay cho điểm trung bình môn cả năm của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt 5,0 trở lên sẽ được lên lớp.

Học sinh phải đăng ký môn thi cho nhà trường chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức kỳ thi lại.

Rèn luyện về hạnh kiểm:

Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện thêm trong hè. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đặt những yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời có biện pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện được những nội dung đó của học sinh. Sau hè, căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh, HĐGD xét và xếp loại lại hạnh kiểm cho những học sinh này. Nếu được xếp loại trung bình sẽ được lên lớp.

theo vndoc