Giáo án giáo dục công dân lớp 9 chuẩn vnen
GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
Giaoan.link chia sẻ cùng bạn bài giáo án giáo dục công dân lớp 9 chuẩn vnen. Mời bạn đọc sử dụng như một tài liệu tham khảo trong quá trình soạn giáo án riêng của mình.
Xem giáo án online |
---|
Tải giáo án |
1. Kiến thức:
-Hs hiểu được thế nào là chí công vô tư
-Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
-Ý nghĩa của chí công vô tư.
2. Kĩ năng:
-Hs phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
-Hs biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ:
-Ung hộ ,bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
-Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
-Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
II.Thiết bị-tài liệu:
-SGK,sách GV GDCD 9
-Tranh ảnh, ca dao ,tục ngữ,câu chuyện nói về phẩm chất chí công vô tư
II. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Gv khái quát nội dung chương trình
2.Giới thiệu bài mới:
Bác Hồ từng căn dặn cán bộ “ Mỗi cán bộ cần phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Vậy phẩm chất chí công vô tư là gì chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Bài mới:Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: cả lớp/nhóm
Hướng dẫn phân tích truyện đọc
-GV yêu cầu HS đọc truyện.( SGK )
– GV nêu câu hỏi:
1. Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong việc dùng người và giải quyết công việc?
2. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động ntn đến tình cảm của ND ta đối với Bác?
3. Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện phẩm chất gì?
– HS Thảo luận và trình bày
– GV nêu kết luận.
– Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào khả năng gánh vác công việc của mỗi người không vị nể tình thân qua đó thể hiện ông là người công bằng không thiên vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
– Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “Làm cho ích quốc, lợi dân ”. Chính điều đó đã làm cho nhân dân ta càng thêm tôn kính Bác.
– Những việc làm của THT và Bác Hồ đều biểu hiện phẩm chất CCVT. Điều đó mang lại lợi ích chung cho toàn XH, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.
– CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song p/c đó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm CCVT
Hoạt động 2: cá nhân/ nhóm
Tìm hiểu nội dung bài học: khái niệm, ý nghĩa của chí công vô tư
-GV nêu câu hỏi:
– Thế nào là CCVT?
Gv chia bảng thành hai cột gọi hs điền những biểu hiện của chí công vô tư và không chí công vô tư
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS liên hệ thực tế
-Gv yêu cầu HS nêu thêm một số VD về CCVT
– GV nêu VD để HS phân biệt được CCVT, Không CCVT và giả danh CCVT.
Trong buổi đại hội chi đội có đại biểu ứng cử vào BCH chi đội rất thân với em nhưng không có năng lực còn đại biểu khác không thân với em nhưng có năng lực em bầu ai? Vì sao?
Vì sao Bác Hồ căn dặn cán bộ phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư? Chí công vô tư đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình, xã hội
CCVT có ý nghĩa như thế nào?HS phải rèn luyện CCVT như thế nào?Hoạt động 4: Hướng dẫn giải bài tập
– GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2
– HS chuẩn bị bài và trình bày.
– GV nhận xét, bổ sung.
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong sgk
-Gv cho trả lời cá nhân và cả lớp cùng nhận xét
Đáp án: Tán thành quan điểm d,đ-Không tán thành a,b,c
-Hs làm bài tập 3 trong SGK
Hs trả lời cá nhân cả lớp nhận xét
Gv nhận xét->Mỗi chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với phẩm chất chí công vô tư, để cùng mọi người xây dựng một nhà nước công bằng và hạnh phúc I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học:
a. Thế nào là chí công vô tư?
-Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2.Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư:
-Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Phương hướng rèn luyện:
-Ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.
-Phê phán hành động trái chí công vô tư.
III. Bài tập:
.
4. Củng cố. Dặn dò::
– Hs thi tìm hiểu những câu ca dao , tục ngữ đã sưu tầm ở nhà.
-Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK
-Đọc trước bài tự chủ. tìm những câu câu chuyện, hình ảnh liên quan đến bài tự chủ.