Giáo án lớp 3 cả năm tuần 15

GIÁO ÁN LỚP 3 CẢ NĂM TUẦN 15

Giaoan.link chia sẻ tiếp tuần thứ 15 trong bộ giáo án lớp 3. Tuần 15 gồm nhiều môn, bạn xem trong phần online. Để tải các tuần trước truy cập tại đây.

Xem giáo án lớp 3 tuần 15
Tải về
TUẦN 15
……….., ngày …… tháng …… .năm ………..
Tập đọc – kể chuyện
Tiết 29: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I.MỤC TIÊU
A- TẬP ĐỌC
– Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
– Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. (trả lời được các CH 1,2,3,4).
– Qua câu chuyện học sinh thêm yêu lao động, chăm chỉ lao động.
B- KỂ CHUYỆN
– Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
* Các KNS được giáo dục:
Tự nhận xét bản thân: phải chăm chỉ làm việc, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Không phụ thuộc vào người khác.
Xác định giá trị : phải biết tôn trọng sức lao động của mình và của người khác.biết quí trọng đồng tiền do mình làm ra.
Lắng nghe tích cực : biết nghe lời của bố mẹ và người lớn tuổi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP ĐỌC
1. BÀI CŨ
– Gọi hs đọc thuộc lòng 10 dòng thơ bài Nhớ Việt Bắc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
– Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.
2. BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ hiểu: Cái gì là của cải quý giá nhất của con người? Cách nghĩ của đồng bào Chăm có giống như cách nghĩ của đồng bào các dân tộc khác trên đất nước chúng ta không nhé.
Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, hồi hộp.
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
– Đọc từng câu, hướng dẫn cho các em đọc đúng các từ khó- Đọc từng đoạn trước lớp.

– Tìm hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.

– Đọc từng đoạn trong nhóm.

– 5 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 5 đoạn của bài.
– Một hs đọc cả bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
– Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi:

*Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?

– HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi

* Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
– HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:

* Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?

– HS đọc đoạn 4, 5 trả lời câu hỏi:

* Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?
* Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này ?
* Qua bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
– GV đọc diễn cảm đoạn 4, 5.

– Các tổ thi đọc đoạn văn.

– Một hs đọc lại toàn truyện.
KỂ CHUYỆN
– GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã được sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Sắp xếp lại thứ tự tranh

– Yêu cầu hs lần lượt quan sát các tranh đã đánh số, nghĩ về nội dung từng tranh, tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy nháp trình tự đúng của 5 tranh.
– Gọi hs nêu thứ tự của 5 tranh .
– Nhận xét, chốt lại ý đúng là: 3 – 5 – 4 – 5
– GV gợi ý lại nội dung của các tranh
* Kể lại từng đoạn theo nội dung tranh
– Nêu yêu cầu: Dựa vào tranh đã được sắp xếp đúng các em khá, giỏi kể cả câu chuyện các em còn lại kể lại từng đoạn.
– 5 hs nối tiếp nhau kể 5 đoạn của truyện.
– Gọi 1 hs kể toàn truyện.
– Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
IV.Củng cố, dặn dò
– Hỏi: Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao ?
– Gọi hs nêu ý nghĩa của câu truyện.
– Nhận xét tiết học.
– Dặn hs về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị cho bài sau.

– 2 ,3 hs xung phong đọc trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.

– Lắng nghe.
– Lắng nghe, theo dõi GV đọc mẫu.

– HS tiếp nỗi nhau đọc từng câu trong bài bắt đầu từ dãy 1, luyện đọc đúng các từ khó
– HS tiếp nỗi nhau đọc từng đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm.
– HS đọc phần chú giải mỗi em đọc 1 từ trước lớp.
– 2 hs ngồi cùng bàn đọc từng đoạn cho nhau nghe.
– Các nhóm đọc ĐT giọng nhẹ nhàng.
– Hs đọc cả bài, cả lớp đọc thầm SGK.

– 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
* Ông muốn con trai trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
– 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
* Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình làm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
– 1 hs đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi:
* Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
– 1 hs đọc đoạn 4, 5, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
* Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
– Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền
– Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính tà hai bàn tay con.
– Trả lời
– Lắng nghe, theo dõi GV đọc diễn cảm.
– Các tổ thi nhau đọc diễn cảm đoạn văn.
– 1 hs đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.

– Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
– 1 hs đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
– HS thực hiện.
– 1 hs nêu trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung
– Quan sát lắng nghe
-Cả lớp suy nghĩ và nhớ lại truyện.

– 5 hs tiếp nối nhau kể trước lớp.
– 1 hs kể trước lớp , cả lớp theo dõi.
– Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
– HS phát biểu tự do.

– 1, 2 hs nêu trước lớp: Hai bàn tay lao động của người con chân chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
– Lắng nghe, về nhà thực hiện.

Từ khóa nội dung: giáo án lớp 3 cả năm, giáo án lớp 3 tuần 15.