Giải bài tập sgk vật lí 11 chương 1 bài 2
Bài 2. Thuyết êlectron – Định luật bảo toàn điện tích
I- Trả lời câu hỏi
Câu 1: Có thể nói “một nguyên tử bị mất đi một số proton thì nó trở thành ion âm nhận thêm một số proton thì nó trở thành ion dương” được không?
Trả lời
Proton là hạt mang điện tích dương tồn tại bên trong hạt nhân của nguyên tử. Việc làm cho nguyên tử bị mất đi hay nhận thêm một số proton chỉ xảy ra trong các phản ứng hạt nhân hay trong phân rã, phóng xạ, nghĩa là trong các điều kiện rất khó khăn, đồng thời khi đó khi đó cấu trúc ban đầu của nguyên tử bị phá vỡ. Vì vậy, nói như trên là chưa chính xác.
Câu 2: Nhiều khi người ta cũng nói “vật nhiễm điện dương là vật thừa điện tích dương, vật nhiễm điện âm là vật thừa điện tích âm”. Trong câu nói đó, em hiểu “thừa điện tích dương”, “thừa điện tích âm” có nghĩa là gì?
Trả lời
Thừa hay thiếu là so với trạng thái trung hòa, vật nhận thêm (nhiễm điện dương) là thừa electron, còn vật mất đi (nhiễm điện âm) là thiếu electron.
Câu 3: Nhiều khi người ta cũng nói “quả cầu nhiễm điện dương tiếp xúc với thanh kim loại thì điện tích dương từ quả cầu truyền sang thanh kim loại làm cho thanh kim loại nhiễm điện dương”. Em hiểu mệnh đề “điện tích dương từ quả cầu truyền qua thanh kim loại” có nghĩa là gì?
Trả lời
Thực chất electron từ thanh kim loại truyền sang quả cầu. Cách nói trên chỉ mang tính hình thức.
Câu 4: Hãy nêu nội dung của thuyết electron dùng để giải thích sự nhiễm điện của các vật.
Trả lời
— Các chất được cấu tạo từ các phân tử các phân tử . Các phân lại do các nguyên tử tạo thành. Mỗi nguyên tử gồm có một hạt nhân mang điện tích dương và một số electron khối lượng rất nhỏ so với hạt nhân, mang điện tích âm và luôn luôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
— Ở trạng thái bình thường , tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không. Khi đó nguyên tử trung hòa về điện. Do một nguyên nhân nào đó, nguyên tử bị mất đi một số electron thì phần còn lại của nguyên tử gọi là ion dương. Ngược lại, nếu nguyên tử nhận thêm một số electron thì nó là ion âm.
Câu 5: Theo thuyết electron thì thế nào là một vật nhiễm điện dương hay nhiễm điện âm?
Trả lời
Theo thuyết electron, so với trạng thái trung hòa, nếu vật nhiễm điện dương nghĩa là vật thiếu electron còn vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
Câu 6: Theo thuyết electron thì có gì khác nhau giữa vật dẫn điện và vật cách điện?
Trả lời
Theo thuyết electron thì vật dẫn điện là vật có điện tích tự do, vì vậy điện tích có thể truyền qua vật đó còn vật cách điện là vật hầu như không có diện tích tự do, vì vậy điện tích không thể truyền qua nó.
Câu 7: Hãy giải thích sự nhiễm điện do cọ xát do tiếp xúc do hưởng ứng
Trả lời
*Sự nhiễm điện do cọ xát:
Ở những điểm tiếp xúc giữa hai vật có một số electron từ vật này truyền qua vật kia làm cho vật nhiễm điện.
*Sự nhiễm điện do tiếp xúc:
Khi vật A (kim loại trung hòa về điện) tiếp xúc với vật B (quả cầu nhiễm điện âm), thì một phần trong số electron thừa ở vật B truyền sang vật A. Kết quả là vật A cũng thừa electron và nhiễm điện âm.
Ngược lại nếu vật A ( thanh kim loại trung hòa điện) tiếp xúc với vật B ( quả cầu nhiễm điện dương), thì một số electron tự do từ vật ta sẽ truyền sang vật B. Kết quả là vật A trở thành thiếu electron và nhiễm điện dương.
* Sự nhiễm điện do hưởng ứng:
Thanh kim loại A đặt gần quả cầu B nhiễm điện âm, thì các electron tự do trong thanh kim loại bị đẩy xa quả cầu. Do đó đầu thanh kim loại xa quả cầu hơn thừa electron, đầu có nhiễm điện âm. Đầu kim loại gần quả cầu hơn thiếu electron, đầu có nhiễm điện dương.
Thanh kim loại đặt gần quả cầu nhiễm điện dương thì electron tự do trong thanh kim loại bị hút lại gần quả cầu. Do đó đầu thanh gần quả cầu nhiễm điện âm, đầu kia nhiễm điện dương.
Câu 8: Hãy giải thích tại sao khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì hai quả cầu hút lẫn nhau.
Trả lời
Khi đưa quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần quả cầu B đã nhiễm điện thì quả cầu A nhiễm điện do hưởng ứng. Khi đó phần của quả cầu A gần với B nhiễm điện trái dấu với B và phần còn lại của quả cầu A ở xa B nhiễm điện cùng dấu với quả cầu B.
Như vậy, quả cầu A vừa bị B hút vừa bị B đẩy, tuy nhiên do lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút về phía B.
II- Giải bài tập sách giáo khoa
Câu 1: chọn phát biểu sai.
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa về điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc thì vẫn là một vật trung hòa điện.
Giải
Chọn đáp án D.
Vật sẽ nhận thêm hay mất đi một số electron Khi nhiễm điện nên nó mất tính trung hòa.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng
A. Một quả cầu bấc treo gần một nhiễm điện thì quả cầu bấc được nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Khi một đám mây tích điện bay gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện chủ yếu là do cọ sát.
C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.
D. Khi chải đầu thường thấy có một số sợi tóc bám vào lược, hiện tượng đó là do lược được nhiễm điện do tiếp xúc.
Giải
Chọn đáp án C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào nấm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.