Giáo án công nghệ 9 cả năm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 CẢ NĂM
LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Giaoan.link chia sẻ lại giáo án công nghệ 9 cả năm – lắp đặt mạng điện trong nhà. Mời thầy cô cùng tham khảo trong công tác biên soạn giáo án.
Xem giáo án online |
---|
Tải giáo án |
1. Kiến thức:
– Sau khi học xong học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
– Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
– Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
2. Kỹ năng:
-Biết cách bảo vệ an toàn điện cho người và thiết bị.
3. Thái độ:
-Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Giáo viên : – Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài
– Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo
– Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng
2. Học sinh : – Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học, có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1/:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
* Nội dung bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KI ẾN TH ỨC
Hoạt động 1
Tìm hiểu : Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống.
GV: Cho học sinh đọc phần I cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau:
– Tìm hiểu nội dung nghề điện dân dụng.
HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung.
GV Bổ sung và kết luận những ý chính.Hoạt đông 2
Tìm hiểu: Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau:
– Tìm hiểu đối tượng lao động của nghề điện.
– Tìm hiểu nội dung lao động của nghề điện.
HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung.
GV Bổ sung và kết luận những ý chính.
GV: cho h/s nghiên cứu làm bài tập trong SGK
GV: Kết luận.
(?): Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào ?
HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung.
GV: Bổ sung và kết luận.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau:
GV: Cho học sinh đọc phần 4 SGK.
GV: Tìm hiểu yêu cầu của nghề đối với người lao động.
– Kiến thức.
– Kỹ Năng:
– Thái độ:
– Sức khoẻ:
GV: Bổ sung và kết luận.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm về sự phát triển của nghề điện trong tương lai…
HS: Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời
GV: Bổ sung và kết luận
(?): Em hãy cho biết nghề điện được đào tạo ở những đâu?
HS: Thảo luận trả lời…
GV: Bổ sung và kết luận
(?): Em hãy cho biết nghề điện được hoạt động ở những đâu?
HS: Thảo luận trả lời…
GV: Bổ sung và kết luận
I.Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống.
– Trong sản xuất cũng như trong đời sống hầu hết các hoạt động đều gắn liền với việc sử dụng điện năng.
– Nghề điện góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
– SGK/5
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
– Lắp dặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
– Lắp đặt thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
– Bảo dưỡng vận hành, sửa chữa , khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện.
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
– Bao gồm:
+ Việc lắp đặt đường dây sửa chữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành : ngoài trời, trên cao, lưu động, gần khu vực có điện.
+ Công tác bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện thường được tiến hành trong nhà, trong điều kiện môi trường bình thường.
4.Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động.
– Kiến thức: Tối thiểu phải có trình độ văn hoá 9/12.
– Kỹ năng: sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt mạng điện, trong nhà…
– Thái độ: An toàn lao động, khoa học, kiên trì.
– Sức khoẻ: Đảm bảo sức khoẻ, không bệnh tật…
5.Triển vọng của nghề.
– SGK
6. Những nơi đào tạo nghề.
+ Ngành điện trong các trường kĩ thuật và dạy nghề.
+ Trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp.
+ Các trung tâm dạy nghề các huyện và tư nhân.
7.Những nơi hoạt động nghề.
– SGK
4. Củng cố và đánh giá
(?): Qua bài học em hãy cho biết lao động trong nghề điện dân dụng có những nội dung gì?
(?): Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
(?): Để phấn đấu trở thành người thợ điện em cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào?
5.Dặn dò
– GV: Nhận xét, đánh giá kết quả, khen thưởng các nhóm, cá nhân tích cực tham gia hoạt động học tập.
– Về nhà các em học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài đọc và xem trước bài 2 SGK.