Giáo án đại số 10 chương 2 bài Hàm số bậc hai
Giaoan.link chia sẻ cùng bạn đọc giáo án đại số 10 chương 2 bài Hàm số bậc hai. Mời các bạn tham khảo.
Xem giáo án online |
---|
HÀM SỐ BẬC HAI. (2 tiết)
I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
1. Kiến thức:
– Học sinh nắm được định nghĩa hàm số bậc hai và biết mối liên hệ giữa hàm số y = ax2 (a ) đã học và hàm số bậc hai y = ax2 +bx + c (a ).
– Biết được các yếu tố cơ bản của đồ thị hàm số bậc hai: toạ độ đỉnh, trục đối xứng, hướng bề lõm.
– Học sinh vẽ thành thạo đồ thị các hàm số đã học . Nắm được các bước để vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai.
– Học sinh hiểu được sự biến thiên của hàm số bậc hai.
2. Kỹ năng:
– Biết cách xác định tốt bề lõm, đỉnh, trục đối xứng của đồ thị hàm số.
– Biết tìm toạ độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước. Tìm phương trình đường thẳng khi biết hai điểm mà nó đi qua.
– Lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai; vẽ được đồ thị của hàm số. Từ đồ thị xác định được sự biến thiên, toạ độ đỉnh, trục đối xứng của đồ thị.
– Biết cách xét tính tương giao của hai đồ thị, lập ptrình của parabol thỏa tính chất cho trước.
– Từ đồ thị (P) suy ra đồ thị của hsố chứa dấu giá trị tuyệt đối…
– Tìm max,min của biểu thức đơn giản dựa vào bảng biến thiên…
3.Thái độ:
– Tích cực hoạt động, trả lời tốt câu hỏi.
– Biết qui lạ về quen.
– Hoạt động theo nhóm tốt.
– Giáo dục cho học sinh tính cần cù,chịu khó trong suy nghĩ.
– Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận ,chính xác,yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra sai sót và cách khắc phục sai sót.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập
+ Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập và trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân cụ thể cho từng thành viên của nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhjiệm vụ được giao.
+ Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác: xác định được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân, đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chuyên đề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ toán học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
– Bảng phụ, máy tính, máy đa năng, thước vuông góc, compa,phiếu học tập, giao nhiệm vụ về nhà cho HS nghiên cứu trước chủ đề…
– Kế hoạch dạy học.
2. Học sinh:
– Bảng nhóm,hợp tác nhóm,chuẩn bị bài trức ở nhà,chuẩn bị báo cáo,SGK,…
III. Chuỗi các hoạt động học