Giáo án giáo dục công dân 12 cả năm
GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 CẢ NĂM
Giaoan.link chia sẻ cùng bạn đọc tập giáo án giáo dục công dân 12 cả năm. Mời các bạ tham khảo trong công tác giảng dạy.
Xem giáo án gdcd lớp 12 |
---|
Tải giáo án |
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (2Tiết)
Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài 1 học sinh cần:
1. Về kiến thức:
– Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.
– Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.
2. Về kĩ năng:
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
3. Về thái độ:
Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
– Thao luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp.
– Đọc hợp tác.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
– SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
– Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.
– Hiến pháp 2013.
– Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
– Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.
– Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.Hoạt động cơ bản của GV và HS Nội dung bài học
1. Khởi động
* Mục tiêu:
– Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
– Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành:
– GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.
– HS xem một số tranh ảnh.
– GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó ?
– GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
– GV nêu câu hỏi:
1. Từ những việc làm mà các em quan sát và tuân thủ hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là pháp luật?
2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không?
– GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
– Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chốt lại: – Bức tranh đó là công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ về người tham gia giao thông đi bên phải, không đèo 3, không lạng lách đánh võng…
– Trong lịch sử phát triển của các xã hội, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thế hệ Nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng. GV dẫn dắt: Tại sao pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với đạo đức của con người? Đặc trưng và bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào?… Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu KN Pháp luật.
* Mục tiêu:
– HS nêu được thế nào là pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình với người không chấp hành pháp luật.
– Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành:
– GV cho HS biết một số quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
Điều 57 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 80 Hiến pháp quy định: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;…
4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;…
5. Giữa những người cùng giới tính.
– HS nghiên cứu các điều luật trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội?
2. Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
– HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
– GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
– GV nêu câu hỏi tiếp:
1. Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm mục đích gì?
2. Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế? Vậy theo em pháp luật là gì?
– HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
– GV chính xác hóa ý kiến của HS.
* Kết luận:
GV định hướng HS:
– Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung.
– Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
– Pháp luật do Nhà nước xây dựng, ban hành. Mục đích của Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xh ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế.
– Pháp luật.
Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài 1 học sinh cần:
1. Về kiến thức:
– Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.
– Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.
2. Về kĩ năng:
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
3. Về thái độ:
Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
– Thao luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp.
– Đọc hợp tác.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
– SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
– Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.
– Hiến pháp 2013.
– Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
– Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.
– Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.Hoạt động cơ bản của GV và HS Nội dung bài học
1. Khởi động
* Mục tiêu:
– Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
– Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành:
– GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.
– HS xem một số tranh ảnh.
– GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó ?
– GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
– GV nêu câu hỏi:
1. Từ những việc làm mà các em quan sát và tuân thủ hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là pháp luật?
2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không?
– GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
– Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chốt lại: – Bức tranh đó là công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ về người tham gia giao thông đi bên phải, không đèo 3, không lạng lách đánh võng…
– Trong lịch sử phát triển của các xã hội, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thế hệ Nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng. GV dẫn dắt: Tại sao pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với đạo đức của con người? Đặc trưng và bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào?… Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu KN Pháp luật.
* Mục tiêu:
– HS nêu được thế nào là pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình với người không chấp hành pháp luật.
– Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành:
– GV cho HS biết một số quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
Điều 57 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 80 Hiến pháp quy định: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;…
4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;…
5. Giữa những người cùng giới tính.
– HS nghiên cứu các điều luật trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội?
2. Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
– HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
– GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
– GV nêu câu hỏi tiếp:
1. Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm mục đích gì?
2. Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế? Vậy theo em pháp luật là gì?
– HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
– GV chính xác hóa ý kiến của HS.
* Kết luận:
GV định hướng HS:
– Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung.
– Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
– Pháp luật do Nhà nước xây dựng, ban hành. Mục đích của Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xh ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế.
– Pháp luật.
Từ khóa nội dung: giáo án giáo dục công dân 12, gdcd lớp 12, giáo dục công dân lớp 12.