Giáo án ngữ văn lớp 7 cả năm

Giaoan.link chia sẻ cùng thầy cô giáo án ngữ văn lớp 7 cả năm mới. Mời thầy cô tham khảo trong công tác giảng dạy.


Xem giáo án online

Tiết 1- Văn bản CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ, gia đình đối với con cái; ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. – Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng: – Bước đầu tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của kiểu văn bản biểu cảm. – Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. – Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm 3. Thái độ: – Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. Từ đó nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc học tập và rèn luyện. Yêu thương và kính trọng cha mẹ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS *GV: Đồ dùng: Tranh ảnh về ngày khai trường. – Những điều cần lưu ý: + Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7 + Bài văn không có cốt truyện, chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường. Người mẹ không ngủ, phần vì lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ của mẹ sống dậy. * HS: Sưu tầm một vài câu chuyện về tình cảm của cha mẹ đối với con cái III. PHƯƠNG PHÁP – Nêu và giải quyết vấn đề, p.tích ngôn ngữ. Đọc sáng tạo.Thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: (3P) – Ở lớp 6 các em đã được học những vb nhật dụng nào? Thế nào là vb nhật dụng?(- Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử…. – VB Nhật dụng là những bài viết mang tính cập nhật về những vấn đề gần gũi, cấp thiết trong đ/s hàng ngày như: Quyền trẻ em, dân số, môi trường, văn hóa – giáo dục, đạo đức lối sống,… ) 3. Giảng bài mới: (1P) * Giới thiệu bài: – Mở đầu CT ngữ văn lớp 7 là một vb nhật dụng … Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ1: (5p) Tìm hiểu về tg-tp HS đọc chú thích * GV: Tác giả Lý Lan (1957) là nhà giáo, nhà văn. Viết truyện ngắn, truyện thiếu nhi ? Hãy nêu xuất xứ của vb Cổng trường mở ra? HĐ2: (26p) GV: H.dẫn đọc: Giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi. GV đọc văn bản – HS đọc – GV nhận xét. ? Trong 10 chú thích, có từ nào là từ Hán Việt? Từ đó được giải nghĩa ntn? (can đảm: có tinh thần mạnh mẽ, ko sợ gian khổ, nguy hiểm, khó khăn) ? Em hãy tóm tắt nội dung của vb “Cổng trường mở ra” bằng 1 vài câu ngắn gọn? (văn bản viết về cái gì? việc gì?) ? Văn bản có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Vì sao? (- người mẹ và đứa con – người mẹ là nhân vật chính) ? Em có thể chia vb này thành mấy phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu? Ý của từng phần? – HS đọc đoạn 1 ? Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì? ? Theo dõi phần đầu vb, em thấy người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào? ? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó được biểu hiện = những chi tiết nào trong bài ? (Con thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư : Đêm nay con cũng có niềm vui háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 li sữa, … – Mẹ thao thức, hồi hộp, suy nghĩ … ) ? Vì sao người mẹ lại không ngủ được? *?Em có n. xét gì về tâm trạng của 2 mẹ con? (Đây là tâm trạng khác thường ko giống nhau) ? Để diễn tả đc tâm trạng của hai mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? ? Vì sao người mẹ lại trằn trọc ko ngủ được? (Vừa trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình.) ? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? (Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”) ? Trong đêm ko ngủ, người mẹ đã làm gì cho con? *? Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ? Hs trả lời GV: Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam. ? Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại trong những kỉ niệm quá khứ nào? (ngày đầu tiên bà ngoại đưa mẹ đến trường) ? Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá khứ đó? hs tìm *? Em có n.xét gì về cách dùng từ của tác giả? Tác dụng của cách dùng từ đó? *? Những tình cảm quá khứ ấy đã nói lên được t.cảm sâu nặng nào của lòng mẹ? (Nhớ thương bà ngoại và nhớ mái trường xưa) ? Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỷ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa. Tất cả những điều đó đã cho em hình dung về một người mẹ ntn? Thảo luận nhóm bàn (3p) ? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? hay người mẹ đang tâm sự với ai? (Đang nói với chính mình) ? Cách viết này có tác dụng gì? HS viết nháp-trình bày: Gv: Qua tâm trạng của ng mẹ trong bài văn chúng ta hiểu rằng ng mẹ ấy nhớ những kỷ niệm xưa, ko chỉ để sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn ghi vào lòng con những kỷ niệm đẹp ấy. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của ngày đầu tiên cắp sách tới trường. ? Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì? ? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? (”Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”) *? Câu văn này có ý nghĩa gì? Vì sao? (Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì GD quyết định tương lai của đất nước…) Thảo luận cặp đôi 2p – Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? (Tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò) *? Câu nói này có ý nghĩa gì? (HS) GV: Một thế giới kì diệu mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều mới mẻ rộng lớn về tri thức văn hoá, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta những tư tưởng, Tình cảm đẹp về đạo lí làm người, về tình bạn, tình thầy trò, về tấm lòng yêu thương con người để ko ngừng vươn lên, để phát triển thể lực, phẩm chất toàn diện của con người. ? Vb Cổng trường mở ra được biểu đạt bằng những p.thức nào? P.thức nào là chính? Sự kết hợp này có tác dụng gì? *? Nghệ thuật m.tả diễn biến tâm trạng nhân vật có gì đáng chú ý? hs ? Nêu ý nghĩa của vb ? (bài văn thể hiện tấm lòng, t/c yêu thương sâu nặng, thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời nêu lên vai trò to lớn, quan trọng của nhà trường đối với c/s mỗi người.) HĐ3: (3p) Quan sát tranh (SGK) ? Bức tranh minh hoạ cảnh gì? Em hãy miêu tả lại cảnh đó? – HS đọc bài đọc thêm: Trường học (Et-môn-đô đơ A-mi-xi) I. Giới thiệu chung 1.Tác giả: – Lý Lan (1957) nhà giáo, nhà văn trẻ 2. Tác phẩm: – Đây là bài kí trích từ báo Yêu trẻ – Thành phố HCM. – Là vb nhật dụng viết về nhà trường. II- Đọc – Hiểu văn bản *Tóm tắt: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. * Bố cục: 2 phần -Từ đầu -> bước vào: Nỗi lòng của mẹ -Còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về GD 1. Nỗi lòng của mẹ – Đêm trước ngày con vào lớp 1. * Tâm trạng của mẹ: – Mẹ không ngủ được. Mẹ trằn trọc. – Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. – Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. -> Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm – làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ. * Những việc làm của mẹ: – Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. -> Yêu thương con, hết lòng vì con * Kỉ niệm quá khứ: – Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại. -> Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa vui sướng, vừa lo sợ. =>Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con. -> Dùng ngôn ngữ độc thoại Làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. 2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường – Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. =>Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp GD của nước nhà. -> Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ. -> Miêu tả d.biến tâm trạng n.vật với nhiều hình thức khác nhau: mtả trực tiếp, mtả qua so sánh, mtả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình. * Ghi nhớ: (sgk-9) III. Luyện tập: – Em cảm nhận được điều gì sau khi đọc văn bản này? ? Hãy nhớ và viết thành đ.văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình? 4. Củng cố: (1P) ? Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường? (ghi nhớ- sgk-9) ? Vb này đã cho em bài học gì?(Chúng ta phải có trách nhiệm với g.đình và nhà trường.) 5. Hướng dẫn hs học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1P) * Học thuộc ghi nhớ, học để nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản. – Đọc bài đọc thêm: Trường học. – Làm tiếp phần luyện tập * Soạn bài: Mẹ tôi (Đọc vb, đọc chú thích và trả lời các câu hỏi trong sgk). V. RÚT KINH NGHIỆM: